Bài thuốc dân gian chữa nhức đầu do cảm phong
Chia sẻ bài viết cho bạn bè
Cảm phong hay là trúng gió là tên gọi của nhóm bệnh thời khí do sự thay đổi thời tiết trong Đông y. Còn trong Tây y, trúng gió được gọi là cảm mạo, thường gặp trong mùa lạnh. Chúng ta cùng tìm hiểu nhưng dấu hiệu bị cảm phong và tìm hiểu một số bài thuốc chữa đau đầu do cảm phong.
Tình tranh đau đầu do cảm phong rất hay gặp phải đổi với chúng ta.
Trúng gió có biểu hiện gì?
Trong thời tiết giao mùa, khi nhiệt độ thay đổi nhanh, áp thấp nhiệt đới, mưa bão hoặc gió lạnh tác động đột ngột vào cơ thể con người qua đường thở hoặc lỗ chân lông sẽ dẫn tới tình trạng bị trúng gió. Thường thì những người có tiền sử tăng huyết áp, hạ đường huyết dễ trúng gió hơn.
Người bị trúng gió thường giống cảm cúm với các triệu chứng như:
- Ớn lạnh sống lưng, đau vai gáy.
- Trúng gió méo miệng: Người bị trúng gió thường méo miệng, mắt chỉ còn lộ lòng trắng (do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên), không nhắm được mắt, miệng và nhân trung méo về phía bên lành, chảy nước miếng, nước mắt và nói cười khó khăn.
- Hắt hơi và sổ mũi.
- Chóng mặt và nhức đầu.
- Nôn mửa.
- Nặng hơn có thể vẹo cổ, liệt dây thần kinh VII ngoại vi, đau thắt lưng cấp và liệt nửa người gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cần làm gì khi bị trúng gió?
Khi bệnh nhân có biểu hiện trúng gió mà không được xử trí kịp thời thì có thể để lại di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của nhiều bộ phận trên cơ thể. Một số cách điều trị trúng gió gồm có:
Theo Đông y:
- Làm ấm cơ thể bằng cách uống trà gừng hoặc nước ấm hoà gừng tươi giã nát.
- Giữ ấm lòng bàn chân bằng cách xoa dầu nóng.
- Ăn cháo hành nóng hoặc tía tô khi người bệnh tỉnh táo và phục hồi.
- Thoa dầu nóng ở vị trí thái dương, đầu mũi, sau tai, cổ và huyệt nhân trung.
- Khi trúng gió mà bất tỉnh thì người khác có thể dùng ngón tay bấm vào huyệt nhân trung, kê cao chân của người bệnh và đề đầu thấp làm tăng lưu lượng máu lên não.
- Tránh tuyệt đối gió lạnh và giữ ấm cơ thể người bệnh.
- Cạo gió, giác hơi để trị trúng gió nhưng phương pháp này không phù hợp với người cao huyết áp hoặc phụ nữ mang thai.
Theo Tây y:
- Thường sẽ sử dụng các loại thuốc nhằm điều trị các biểu hiện của trúng gió.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, paradol,...
- Thuốc tăng đề kháng như vitamin C.
Một số bài thuốc trị đau đầu do cảm phong gây ra
Đối với những trường hợp hay bị đau đầu hoặc đau đầu kéo dài mỗi khi bị trúng gió (cảm phong) có thể áp dụng 1 trong nhưng bài thuốc đông y sau:
Bài 1 - Thiên Kim Phương
Đại đâụ 3kg, sao nóng, để hết khói, cho vào bình, ngâm với 5 lít rượu trong 7 ngày, uống ấm dần dần.
Bài 2 - Thổ Tế Phương
Lưu hoang, tiêu thạch đều 40g, tán nhỏ, hòa nước cô thành viên to bằng hạt sen, lúc đói nhai 1 viên, chiêu bằng nước chè.
Bài 3 - Kinh Nghiệm Phương
Xuyên khung rửa sạch thái mỏng, sau đó phơi khô tán nhỏ, luyện mật ong cô thành viên to bằng quả táo, chiêu bằng nước chè, tiêu đàm rất tốt.
Bài 4 - Trực Chỉ Phương
Bạch chỉ thái mỏng, tẩm nước La bặc sấy khô tán nhỏ, mỗi lần uống 8g, hoa vào nước nã đun sôi hoặc thổi vào mũi.
Bài 5
Uống kinh lịch không hạn chế, khi nào khỏi thì thôi. Ngoài lấy Cam Cúc hoa làm gối, gối đầu rất tốt.
Bài 6 - Trửu Hậu Phương
Đình lịch tử tán nhỏ, ngâm vào nước sôi, gạn lấy nước gội đầu, mỗi ngày 1 lần sau 3,4 ngày là khỏi.
Bài 7 - Y Phương Trích Nguyên
Quyết minh tử sao vàng tán nhỏ, hòa với nươc chè, đắt lên 2 huyệt Thái Dương thấy khô lại đổi miếng khác, chữa chứng đầu phong thuộc nhiệt rất hay.
Bài 8 - Đan Khê Toản Yếu
Cảm phong đầu nhức không chịu nổi. Nhu hương, tỳ ma nhân, đều nhau giã nặn thành bánh. Đau bên nào thì đắp vào huyệt Thái dương bên đó, giải hết khí độc là khỏi.
Bài 9 - Đan Khê Toản Yêu
Lấy giấy tầm dầu thầu dầu, dán vào 2 huyệt Thái dương.
Bài 10 - Tụ Trân Phương
Chữa mọi chứng nhức đầu do cảm phong. Lê lô một ít tán nhỏ thêm một chút xạ hương, thổi vào mũi.