Nước vối có tác dụng gì? Những ai không nên uống nước vối?

Chia sẻ bài viết cho bạn bè

Trà lá vối, trà nụ vối là thức uống dân gian giải nhiệt ngày hè cực tốt mà hầu hết người Việt Nam đều biết và từng uống. Nước vối phổ biến từ nông thôn ra thành thị. Bên cạnh những tác dụng của nước vối nó cũng có một số tác dụng phụ mà một số đối tượng không nên sử dụng. Chúng ta hay cùng tìm hiểu xem "ai không nên uống nước vối""công dụng của nước vối là gì"?

Những ai không nên uống nước vối?

Tìm hiều về những ai không nên sử dụng nước vối.

Những Ai Không Nên Uống Nước Vối?

Chuyên trang Gia đình & Xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống đã trích lời của Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cho biết, một số trường hợp sau cũng nên cẩn trọng khi uống nước vối:

  • Người đang trong quá trình điều trị bệnh, đang dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hãy dùng.
  • Người đang mất ngủ, hay bị rối loạn giấc ngủ cũng không nên uống nhiều nước vối.
  • Phụ nữ có thai uống nước vối tốt,nhưng cũng không nên uống nước vối quá đặc, quá nhiều vì ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, bài tiết.
  • Tất cả mọi người không nên uống nước vối ngay sau bữa ăn, vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi không nên uống nhiều nước vối.
  • Người quá gầy hoặc sức khỏe suy nhược cũng không nên uống nước vối, bởi nước vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong máu, lại giúp giảm cân, vì vậy người gày yếu không nên dùng.

Nước Vối Có Tác Dụng Gì?

Cây vối là cây thảo dược tương đối lành tính, được sử dụng phổ biến. Uống nước lá vối gần như không có tác hại, trừ khi bạn chế biến sai cách, uống quá nhiều hoặc dùng không đúng thời điểm mới gây tác dụng phụ. Nước vối nói chung bao gôm nước của lá vối, nụ vối rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách sử dụng và tác dụng của vối chúng ta cùng tham khảo:

Cách sử dụng lá vối khô, hái lá tươi bánh tẻ, rửa sạch, cho vào thùng, vò hay thúng, gài các thanh tre để ép chặt lá và không cho rơi vãi, úp thùng, vò hay thúng tạo độ nghiêng trên mặt đất giữ độ ẩm, ủ đến khi lá có màu đen đều thì lấy ra, rửa nhanh và phơi khô.

Hình ảnh lá vối tươi

Hình ảnh lá vối tươi.

Lá vối sau khi được chế biến phơi khô

Lá vối sau khi được chế biến phơi khô.

Thông thường người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô để nấu nước uống và làm thuốc. Nước lá vối ủ có hương vị thơm ngon hơn. Hoa thu hái vào tháng 6, cũng được dùng pha trà uống (nước nụ vối). Vối vị đắng, chát, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát khuẩn, chỉ dương, kiện tỳ tiêu trệ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, giải nhiệt.

Hình ảnh nụ vối tươi

Hình ảnh nụ vối tươi.

Nụ vối sau khi được chế biến phơi khô

Nụ vối sau khi được chế biến phơi khô.

Ở nhiều miền quê Việt Nam, mỗi khi ăn một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối đặc để uống cả ngày. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.

Người ta cũng thường phối hợp lá vối với lá hoắc hương làm nước hãm uống lợi tiêu hóa. Theo kinh nghiệm dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc đã phơi khô.

Facebook Chat
Zalo sms